Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không còn là một bệnh hiếm gặp đối với trẻ em Việt Nam. Hiện tượng này thường có các triệu chứng biểu hiện nhẹ, rất nhiều mẹ không để ý. Chỉ đến khi đi khám bệnh, xét nghiệm máu mới vô tình phát hiện ra. Tuy nhiên nếu một đứa trẻ bị thiếu sắt kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Không loại trừ một trường hợp nào, kể cả con bạn đang ăn uống tốt vẫn có thể có chỉ số thiếu máu nhẹ do thiếu sắt. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả cho trẻ từ nhỏ.
Thiếu máu ở trẻ nhỏ là gì?
Thiếu máu là tình trạng cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có số lượng tế bào hồng cầu RBCs thấp, làm giảm mức độ huyết sắc tố – là hợp chất giúp vận chuyển oxy trong hồng cầu. Thông thường, các phân từ protein Hemoglobin liên kết với oxy trong phổi và mang chúng qua máu đến với các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nồng độ huyết sắc tố thấp dẫn đến không đủ oxy lưu thông.
Khi không có đủ oxy, các tế bào không thể thực hiện các quá trình hoạt động bình thường. Điều này sẽ được thể hiện triệu chứng ra bên ngoài khi trẻ có tình trạng sức khỏe kém, hay mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển. Đặc biệt thể hiện rõ nhất trong giai đoạn phát triển nhanh là khi trẻ mới biết đi: từ 1 đến 3 tuổi.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em
Có ba lý do chính gây thiếu máu ở trẻ mới biết đi:
-
Hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng
Sự phá hủy hồng cầu là một quá trình bình thường, được gọi là tán huyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, cơ thể không thể cân bằng tốc độ phá hủy và sản xuất hồng cầu. Nó dẫn đến sự thiếu hụt được gọi là thiếu máu tán huyết. Điều này thông thường do di truyền từ cha mẹ với các hiện tượng sau:
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Rối loạn di truyền khiến hồng cầu phát triển hình lưỡi liềm hoặc hình chữ “C” bất thường thay vì hình tròn lõm. Sự bất thường này khiến cho các tế bào hồng cầu dính, vón cục trong các mạch máu, lượng máu đến các mô khác nhau ít đi khiến các tế bào bị thiếu oxy. Ngoài ra hồng cầu hình lưỡi liềm có tuổi thọ ngắn hơn từ 10 – 20 ngày so với vòng đời 120 ngày của hồng cầu bình thường. Cơ thể không thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh dẫn đến số lượng hồng cầu thấp, và gây thiếu máu.
- Bệnh Thalassemia: Bệnh này trong những năm gần đây được nhắc tới nhiều hơn. Nguyên nhân bệnh là do cơ thể trẻ bị thiếu gen bẩm sinh, tủy xương tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn bình thường. Như vậy là có nhiều hồng cầu bị phá hủy hơn là được tạo ra. Số lượng hồng cầu thấp làm giảm nồng độ huyết sắc tố, do đó gây thiếu máu.
- Thiếu hụt Glucose-6-phosphate dehydrogenase: là 1 loại enzyme do hồng cầu sản xuất để bảo vệ chúng khỏi các chất có hại như thuốc hoặc mầm bệnh cũng lưu thông trong máu. Trẻ mới biết đi nếu thiếu hụt men G6PD sẽ khiến hồng cầu không được bảo vệ, dễ vỡ và dễ bị phá hủy dẫn đến thiếu máu.
-
Sản xuất hồng cầu kém
Hiện tượng tủy xương không thể sản xuất đủ số lượng hồng cầu, nó được gọi là thiếu máu bất sản. Có nhiều lý do khiến tủy xương sản xuất hồng cầu kém:
- Thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu hàng đầu, hay gặp nhất ở trẻ mới biết đi. Nó xảy ra khi trẻ đã giảm lượng bú sữa mẹ, ăn dặm nhiều hơn nhưng chế độ ăn không đủ chất sắt. Điều này có thể xảy ra ngay cả ở những trẻ bị thừa cân hay trẻ nhìn bề ngoài có vẻ khỏe mạnh. Khi cơ thể hấp thụ ít lượng sắt hơn trung bình, tủy xương không thể sản xuất đủ huyết sắc tố, do đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
- Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B9 (folate), B12 (cobalamin) và C (axit ascorbic) có thể gây thiếu máu. Sự thiếu hụt này có thể xảy ra do ăn không đủ thực phẩm giàu vitamin hoặc uống thuốc nhiều và liên tục gây cản trở sự hấp thụ các vitamin này. Đặc biệt với vitamin B12, kể cả khi trẻ hấp thụ được nhiều vitamin từ việc ăn uống, nhưng cơ thể có thể không hấp thụ được lượng nào đáng kể. Là do khiếm khuyết gen và thiếu máu phát sinh từ tình trạng như vậy được gọi là thiếu máu ác tính.
- Thiếu máu do bệnh: Một số bệnh tạm thời làm ngừng hoặc chậm quá tình sản xuất hồng cầu hay làm giảm kích thước các tế bào này. Thường gặp sẽ thấy là bệnh bạch cầu (ung thư), HIV/AIDs, xơ tủy hoặc sốt rét.
-
Mất hồng cầu
Đôi khi thiếu máu có thể xảy ra do cơ thể mất đi các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
- Chảy máu do chấn thương: Mất máu đáng kể do chấn thương bên ngoài hoặc bên trong cơ thể có thể làm cạn kiệt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chảy máu cam mãn tính cũng có thể gây thiếu máu.
- Thiếu máu cấp tính do bệnh mãn tính: Như bệnh viêm ruột IBD sẽ gây viêm và vỡ niêm mạc ruột, gây chảy máu trong và mất hồng cầu qua phân.
Trẻ mới biết đi có thể bị thiếu máu do bất kỳ lý do nào ở trên, phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ cao hơn các bé khác trong điều kiện sống bình thường.
Các trường hợp trẻ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao
-
Trẻ uống quá nhiều sữa bò
Sữa là thực phẩm khiến cơ thể khó hấp thụ sắt từ các nguồn thức ăn khác. Các chuyên gia nhi khoa luôn khuyến cáo không nên cho trẻ mới biết đi uống quá 710ml sữa mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
-
Trẻ sinh non
Trẻ sinh non luôn có nguy cơ thiếu máu cao hơn 85% bình thường. Bên cạnh đó, trẻ sinh non do nuôi dưỡng khó hơn sẽ bắt đầu ăn dặm, ăn đặc muộn hơn. Do đó đường tiêu hóa phát triển chậm, điều này càng làm giảm lượng sắt hấp thụ và tăng nguy cơ thiếu máu.
-
Trẻ sơ sinh nhẹ cân
Trẻ sinh đủ tháng đủ ngày nhưng nhẹ cân cũng rất dễ bị thiếu máu. Bởi có thể do người mẹ bị thiếu máu khi mang thai, đặc biệt tỏng tam cá nguyệt thứ ba.
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ mới biết đi là gì?
- Da và móng tay nhợt nhạt. Môi cũng hơi nhợt nhạt chứ không hồng hào.
- Trẻ có vẻ yếu ớt, mệt mỏi và có thể cảm thấy chóng mặt.
- Trẻ không có hứng thú với việc chơi đùa, vận động thường thích. Chúng trở nên cáu kỉnh, dễ gắt gỏng hơn.
- Trẻ cảm thấy khó thở, liên tục thở hổn hển.
- Trẻ hay bị sưng ở tay, chân.
- Trẻ chán ăn, mất hứng thú với thức ăn, có xu hướng từ chối ăn uống.
- Nhịp tim trẻ đập nhanh hơn, không đều.
- Trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với các trẻ khỏe mạnh khác.
Nếu cha mẹ thấy con có nhiều biểu hiện kể trên có thể đi thăm khám các bác si nhi chuyên khoa. Làm các xét nghiệm máu cần thiết để phát hiện bệnh và sớm có các biện pháp điều trị là điều cần thiết. Bởi việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt thông thường không tốn kém và mất thời gian. Nhưng nếu để ảnh hưởng lâu dài, tình trạng này sẽ dễ dẫn đến các biến chứng.
Ảnh hưởng lâu dài của bệnh thiếu máu thiếu sắt
-
Kỹ năng nhận thức kém
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ bị thiếu máu mãn tính có xu hướng có kỹ năng nhận thức kém. Chẳng hạn như chỉ số thông minh IQ thấp hơn khi trẻ bắt đầu vào lớp 1.
-
Chậm phát triển thể chất
Sự lưu thông oxy kém trong cơ thể có thể gây ra trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển của các tế bào. Thường thấy nhất là trẻ nhẹ cân và thấp hơn với các bạn cùng trang lứa.
-
Khả năng miễn dịch kém
Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy giảm miễn dịch ở trẻ. Điều này do sắt là một nhân tố giúp duy trì sức khỏe của các tế bào T-helper trong hệ thống miễn dịch. Không đủ sắt có thể dẫn đến các tế bào T-helper hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch tổng thể của trẻ. Trẻ sẽ mệt mỏi liên tục, chán ăn, sức khỏe tổng thể kém đi.
Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ?
-
Bổ sung lượng sắt đầy đủ
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), nhu cầu sắt hàng ngày cho trẻ mới biết đi (12 – 36 tháng) là 7mg. Điều này đến từ chế độ ăn uống tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt, mận khô, rau bina, các loại hạt… Cung cấp thực phẩm tăng cường chất sắt như siro sắt nhỏ giọt đạt chuẩn GMP châu Âu là biện pháp nhanh và tối ưu hơn cả, đặc biệt trong liệu trình đều đặn hàng năm.
-
Bổ sung đầy đủ vitamin
Thiếu vitamin B9, B12, và C liên quan đến sự khởi phát của bệnh thiếu máu. Theo khuyến cáo RDA lượng bổ sung cần thiết Vitamin B9 cho trẻ 12 – 36 tháng là 150mcg, vitamin B12 là 0,9 mcg và vitamin C là 15mcg.
-
Lựa chọn loại sữa phù hợp
Sau 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường không nhận đủ chất sắt qua sữa mẹ hoặc sữa thông thường. Sữa bò có lượng sắt ít hơn so với sữa công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn sữa có công thức phù hợp, cung cấp đủ hàm lượng sắt tiêu chuẩn cho con.
-
Điều trị hoặc quản lý nguyên nhân bệnh
Nếu trẻ thiếu máu do có liên quan đến bệnh ung thư hay bệnh tủy xương thì chắc chắn trẻ và cha mẹ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn điều trị. Các bệnh thường thấy như viêm ruột, thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm rất tiếc là chưa có phương pháp điều trị triệt để nhưng vẫn cần có phác đồ theo dõi và hướng dẫn của bệnh viện.
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho một em bé đang lớn. Việc thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển của con. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu con bạn có lượng sắt thấp, sinh non hoặc bất kỳ triệu chứng nào, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Bên cạnh đó, hay cho con một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bổ sung sắt cho bé khi cần thiết và khi có chỉ định của bác sĩ.
—
VIVA KIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ hàng đầu Thụy Sĩ
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688
Website: www.royalcare.net.vn
Fanpage: Royal Care Việt Nam
Shopee: Royal Care VN
Lazada: Royal Care Tinh hoa VN