Những loại thực phẩm có chứa sắt dễ tiêu hóa

Reading time: 12:7 min

Nội dung

Những loại thực phẩm có chứa sắt dễ tiêu hóa

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Giúp sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Trở thành một trong những thành phần nguyên tố vi lượng không thể thiếu và có mặt trong mọi tế bào của cơ thể. Tuy là 1 vi khoáng cần thiết nhưng sắt lại rất khó hấp thu. Kể cả bổ sung trực tiếp thực phẩm chức năng chứa sắt thì cơ thể cũng không thể hấp thu 100% hàm lượng.

Vì vậy nó đòi hỏi sự cân bằng từ nhiều yếu tố đảm bảo việc hấp thu hiệu quả nhất có thể. Nhưng may mắn thay, có một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt dễ tiêu hóa, giúp cung cấp sắt cho cơ thể trở nên dễ dàng. Vậy những thực phẩm đó là gì? Hãy cùng Royal Care tìm hiểu trong bài viết này nhé!

cac thuc pham bo sung sat

I. Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt dễ tiêu hóa

1.Thịt đỏ, đặc biệt là gan

Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đặc biệt là gan. Gan là một bộ phận của cơ thể có chứa nhiều sắt nhất. Theo một số nghiên cứu, một phần thịt heo gan chứa khoảng 3,5mg sắt, trong khi một phần thịt thăn heo chỉ chứa khoảng 0,7mg sắt. Không chỉ chứa sắt, thịt đỏ còn là nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin B12 và kẽm. Việc ăn thịt đỏ đều đặn có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài thịt heo, thịt đỏ khác như thịt bò, cừu, dê cũng là một nguồn sắt tốt. 

2. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g cá hồi có chứa khoảng 0,59mg sắt, trong khi 100g cá tra chỉ có khoảng 0,24mg sắt. Điều này cho thấy rằng hàm lượng sắt trong cá biển nhiều hơn so với cá nước ngọt. Sắt trong cá giúp tăng cường hồng cầu đỏ và cải thiện sự lưu thông của máu. Tuy nhiên cá biển có tỷ lệ chứa các chất độc hại như thủy ngân cao hơn cá nước ngọt.

3. Ngũ cốc chứa sắt, như yến mạch, lúa mì, gạo lứt

Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy, hãy tận dụng cơ hội này để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngũ cốc luôn là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những người bận rộn không thể thưởng thức một bữa sáng lành mạnh. Đặc biệt là ngũ cốc giàu sắt. Chúng có thể cung cấp cho cơ thể một lượng sắt cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định.

Ngoài ra, có thể kết hợp với trái cây, sữa,… để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Với bữa sáng như vậy, bạn sẽ có đủ năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Ngoài ra, khi kết hợp ngũ cốc vào trong các món bánh là một cách tuyệt vời để cung cấp thêm sắt cho cơ thể. Không chỉ làm phong phú cho món ăn, mà còn có ích cho sức khỏe.

Lưu ý rằng, khi lựa chọn ngũ cốc bạn cần xem hàm lượng sắt chứa trong nó. Tốt nhất là nên chọn các sản phẩm cung cấp từ 90-100% giá trị sắt khuyến nghị mỗi ngày. Vì vậy, để cung cấp sắt vào cơ thể đều đặn, bạn nên sử dụng ngũ cốc giàu sắt với một lượng nhất định. Và luôn tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

4. Rau xanh, đặc biệt là cải bó xôi, rau chân vịt, rau cải ngọt

Khi nói đến các thực phẩm chứa nhiều sắt thì không thể nào thiếu các loại rau xanh trong đó. Đặc biệt là cải bó xôi, rau chân vịt, rau muống… Trong đó, cải bó xôi là một trong những loại rau xanh giàu sắt và cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Theo một số nghiên cứu, một khẩu phần cải bó xôi chứa khoảng 1,5mg sắt, tương đương với hơn 8% nhu cầu sắt hằng ngày của người trưởng thành. Ngoài ra, các loại rau xanh còn cung cấp một số chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, chúng luôn được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày. 

5. Quả mọng như dâu tây, việt quất, và nho đen

Trong các loại quả mọng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nói chung, các loại quả mọng đều chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong đó, có một số loại đặc biệt giàu sắt, như mâm xôi, việt quất,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ với 100g trái mâm xôi chứa khoảng 0,6mg sắt, trong khi đó việt quất chứa khoảng 0,3mg sắt. Ngoài ra, việc sử dụng các loại quả mọng làm nguyên liệu trong các món ăn như salad, sinh tố hay chế biến bánh ngọt, giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách đa dạng và hấp dẫn hơn. 

II. Cách tăng hấp thu sắt

1.Kết hợp các thực phẩm chứa nhiều sắt với các thực phẩm giàu vitamin C

Để tăng khả năng hấp thu sắt, bạn có thể kết hợp cả hai loại thực phẩm với nhau. Vitamin C giúp tăng khả năng sản xuất một loại protein gọi là ferroportin. Từ đó, giúp sắt được chuyển từ tế bào thực phẩm sang huyết thanh của cơ thể. 

Tang kha nang hap thu sat bang vitamin c

Nếu bạn ăn bánh mì chứa ngũ cốc giàu sắt kèm với một quả cam, sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt. Ngoài ra, kết hợp các loại rau xanh với trái cây chứa vitamin C cũng giúp làm tăng lượng sắt được hấp thu vào cơ thể. 

2.Tránh uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn

Trà và cà phê chắc hẳn là những loại thức uống không thể thiếu trong ngày. Tuy nhiên, Caffeine trong trà và cà phê có thể gây ra chế độ oxy hóa trong cơ thể. Điều này làm giảm khả năng hấp thu sắt. Vì vậy, ta nên hạn chế sử dụng những loại thức uống này trong thời gian gần bữa ăn, đặc biệt là trong 1-2 giờ trước và sau bữa ăn có thực phẩm chứa sắt. Qua đó giúp làm giảm sự xung đột giữa các chất tạo phức trong trà hoặc cà phê với sắt để tăng khả năng hấp thu sắt. 

3.Bổ sung sắt bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe VivaKids Ferosis

Đối với trẻ sơ sinh, thì việc hấp thu sắt rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Tuy nhiên, việc hấp thu sắt ở trẻ sơ sinh khá khó khăn. Đây là vấn đề khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu tìm ra giải pháp thích hợp. 

Chính vì thế, thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ VivaKids Ferosis trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện quá trình hấp thu sắt ở trẻ. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu. Với thương hiệu đến từ Thụy Sĩ, có nguồn gốc minh bạch rõ ràng. Sử dụng công nghệ Liposome hiện đại nhất, thiết kế dạng nhỏ giọt, giúp tăng khả năng hấp thu sắt lên đến 100%, không tanh, không gây táo bón, không buồn nôn.

Thuc pham bo sung sat cho be
Thực phẩm bổ sung sắt nhỏ giọt cho trẻ VivaKids Ferosi

II. Kết luận

Trên đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt dễ tiêu hóa kèm theo các phương pháp giúp tăng hấp thu sắt mà bạn có thể tham khảo. Ngoài những thực phẩm chứa nhiều sắt ở trên, còn có nhiều thực phẩm khác như sữa chua, các sản phẩm sữa giàu sắt. Việc cung cấp đủ sắt cho cơ thể là rất quan trọng. Qua đó, giúp duy trì sức khỏe ổn định và phòng ngừa các bệnh liên quan. Lưu ý rằng, sắt hữu cơ từ các thực phẩm thực vật sẽ hấp thu không hiệu quả như sắt từ thực phẩm động vật.

Để tăng khả năng hấp thu sắt, bạn nên kết hợp với các nguồn Vitamic C, chẳng hạn như uống nước cam hoặc ăn trái cây chứa nhiều Vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên việc hấp thu sắt là cả một quá trình phức tạp, đặc biệt là đối trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc sử dụng các thực phẩm có chứa sắt chỉ là một phần trong việc duy trì sức khỏe và tránh các bệnh liên quan đến sắt. Vì vậy, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Luôn bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất khác, tập thể dục thường xuyên để có được sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Liều dùng và cách sử dụng sắt Liposome

———————–

VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN 

Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ

Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688

Website: https://royalcare.net.vn/