Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm hiện nay. Bài viết cung cấp những kiến thức giúp mẹ bé hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I – Vì Sao Cần Bổ Sung Sắt Cho Trẻ?
Sắt là loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể người. Đặc biệt là đối với trẻ em. Vì trong giai đoạn này, cơ thể trẻ em cần nhiều sắt hơn để phát triển nhanh chóng.
Khi thiếu sắt cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để đáp ứng hoạt động của cơ thể. Dẫn đến thiếu máu sắc tố (anemia). Thiếu máu sắc tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, làm giảm năng suất học tập và hoạt động hàng ngày
Ngoài ra, Sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ em. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và học tập của trẻ.
Tầm quan trọng bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu
II – 5 Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Thiếu Máu Ở Trẻ Em
Cùng với sự phát triển của trẻ. Ở mỗi độ tuổi cần lượng máu đủ để nuôi các tế bào máu và sản xuất tế bào mới. Đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi cần có huyết sắc tố đạt >100g/l. Nếu nồng độ này thấp hơn, đó chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu.
1. Khi mang thai mẹ đã thiếu sắt
Khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ cần một lượng dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả sắt. Quá trình tích lũy sắt của thai nhi bắt đầu khá sớm. Và khi sinh ra, trẻ sẽ có khoảng 25 – 3.000mg sắt tích lũy sẵn có. Lượng sắt dự trữ này sẽ được sử dụng trong 3 – 4 tháng đầu sau khi sinh.
Tuy nhiên, trẻ sinh non, sinh đôi. Hoặc mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ có thể gặp tình trạng thiếu sắt dự trữ.
2. Thiếu sắt trong chế độ ăn uống
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em thiếu máu. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, cơ thể trẻ sẽ không đủ sắt để sản xuất đủ hồng cầu.
3. Thiếu sắt do di truyền
Một số trẻ em có thể bị thiếu máu do di truyền bệnh lý thiếu máu bẩm sinh.
4. Thiếu sắt do mắc một số bệnh lý
Tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau như:
Rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa bò, cảm cúm, giảm hấp thu sắt do viêm ruột, tổn thương tá tràng. Sử dụng kháng sinh, xuất huyết kéo dài do giun móc. Hoặc xuất huyết tiêu hóa, bệnh thiếu transferrin bẩm sinh và sắt không thể đi vào tủy xương.
Tất cả các bệnh lý này đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ và sơ sinh.
5. Thiếu sắt do tốc độ tăng trưởng nhanh
Sau khi sinh, trẻ phát triển thể chất và tăng cân rất nhanh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Do đó, nhu cầu sắt để tạo máu của trẻ cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ thì không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của trẻ.
Bởi vậy, đối với các trẻ sinh non hoặc phát triển nhanh. Ngoài sữa mẹ, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng khác để tăng dự trữ sắt.
Sự khác nhau giữa trẻ thiếu máu và khoẻ mạnh
III – 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Tình Trạng Thiếu Máu Ở Trẻ Em
90% bệnh lý thường gặp ở trẻ em là do thiếu máu – thiếu sắt. Nhưng triệu chứng của tình trạng này thường không rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ thiếu máu.
1. Da dẻ xanh xao
2. Không hoạt bát
3. Buồn ngủ, thiếu tập trung
4. Biếng ăn
5. Chậm phát triển, sụt cân
6. Tim đập nhanh hơn bình thường
7. Khó thở
8. Sức đề kháng suy giảm
9. Rối loạn hành vi
10. Đi cầu phân đen
Dấu hiệu trẻ bị thiếu máu
IV – Cách Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Thiếu Máu Theo Phương Pháp Tự Nhiên
Chất sắt trong tự nhiên tồn tại ở 2 dạng: Heme và Non-heme
A – Sắt Heme
Thực phẩm động vật như: thịt, cá và gia cầm chứa sắt heme. Sắt Heme được xem là dạng sắt tốt nhất, vì cơ thể có khả năng hấp thụ dễ dàng và chuyển hóa lên đến 40%.
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ như bò, cừu, heo và dê là nguồn cung cấp sắt phong phú. Giúp cải thiện huyết sắc tố cho cơ thể. Trong đó, thịt bò nạc là nguồn chất sắt dồi dào nhất, cung cấp 3,1mg sắt cho mỗi 100g. Và còn chứa sắt heme – loại sắt được hấp thụ dễ dàng bởi cơ thể.
Tuy nhiên, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thịt đỏ quá nhiều. Vì có hàm lượng cao cholesterol, gây béo phì và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
2. Hải sản
Là thực phẩm bổ sung sắt dồi dào, hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt rất hiệu quả. Với hàm lượng sắt phong phú như:
· 4,7mg sắt cho mỗi 100g cua đồng,
· 3,8mg sắt cho mỗi 100g cua biển
· 4,6mg sắt cho mỗi 100g tôm khô.
Hơn nữa, hải sản chứa vitamin B12 giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu.
Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn cần kiểm soát để tránh gây dị ứng và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, là do hàm lượng các kim loại nặng có thể có trong thực phẩm này.
3. Thịt gà
Ức gà là bộ phận chứa nhiều sắt nhất, cung cấp khoảng 0,7mg sắt cho mỗi 100g ức gà. Ngoài ra, tủy, xương và gan cũng cung cấp các dưỡng chất hỗ trợ tăng cường hemoglobin trong cơ thể.
4. Gan động vật
Gan của nhiều loài động vật như bò, heo,… chứa hàm lượng sắt cao. Đặc biệt thích hợp cho trẻ bị thiếu sắt. Ví dụ: 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt và 100g gan.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị các món ăn từ gan động vật cho trẻ, cha mẹ cần rửa sạch. Loại bỏ máu đọng, nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.
5. Trứng
Trứng được xem là loại thực phẩm “siêu dinh dưỡng” vì chúng chứa nhiều dưỡng chất cơ thể cần như: sắt, protein, photpho, canxi, vitamin và khoáng chất. 100g lòng đỏ trứng chứa tới 2,7mg sắt, giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu ở trẻ em. Và bổ sung sắt cũng như tăng cường lượng máu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn quá 4 quả trứng mỗi tuần để đảm bảo an toàn và tránh gây tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ.
Nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu
B – Sắt Non-Heme
Sắt non-heme chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn thực vật như ngũ cốc, rau. Thực tế, 85-90% lượng sắt tiêu thụ đến từ dạng non-heme, và 10-15% đến từ dạng heme. Tuy nhiên, hiệu quả của sắt non-heme kém hơn so với sắt heme.
1. Rau xanh
Là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung sắt, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu để phát triển. Việc thường xuyên ăn rau xanh cũng giúp phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch và béo phì cho trẻ.
2. Trái cây
Nho, chuối, dưa hấu, mận là những loại giàu sắt giúp bổ sung lượng sắt cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung các loại quả giàu vitamin C như ổi, cam, quýt, kiwi vào chế độ ăn uống của bé. Bởi vì, vitamin C giúp cải thiện quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
3. Các loại đậu, hạt
Các loại hạt khô như: đậu xanh, đậu nành, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt điều và hạnh nhân. Đều là những thực phẩm có thể chế biến thành món ăn để bổ sung sắt cho cơ thể. Cha mẹ có thể lựa chọn các loại hạt khô này để thêm vào chế độ ăn uống của bé. Đặc biệt là trong các bữa ăn phụ.
Ngoài ra, còn có ngũ cốc nguyên cám (bột yến mạch, lúa mạch), Chocolate đen,…
Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu
V – Hỗ Trợ Bằng Thuốc Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Em
Trên thị trường hiện nay có nhiều thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu gồm các loại sau:
(Lưu ý trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng)
– Dạng lỏng: là dạng dễ cho bé hấp thu nhất. Thường được cung cấp dưới dạng ổng/chai nhỏ có vạch định liều lượng để dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, sắt có thể làm răng của trẻ bị ố vàng. Vì vậy, cha mẹ nên đánh răng cho bé sau khi uống để tránh tình trạng này.
– Dạng viên: Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong việc đo liều lượng sắt cho bé với dạng lỏng, thì có thể sử dụng viên nhai bổ sung sắt. Viên nhai thường có vị ngọt, dễ nhai, chứa nhiều vitamin và có mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên lưu ý rằng hàm lượng sắt trong viên nhai thường không cao.
– Ngoài ra, còn có dạng bột giúp cha mẹ có thể dễ dàng trộn vào thức ăn. Hoặc pha chung với sữa, bột, cháo cho bé.
Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ em VivaKids Ferosis dạng nước
VI – Biên Pháp Phòng Ngừa Thiếu Máu Ở Trẻ Em
Tuy đã có cách hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ em thiếu máu, nhưng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Và đây là cách hướng dẫn phòng tránh bệnh thiếu máu – thiếu sắt ở trẻ em.
1. Biện pháp phòng ngừa trẻ em thiếu máu dưới 1 tuổi
-Theo khuyến cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ, bổ sung dự phòng sắt cho trẻ từ 4 tháng tuổi với liều 1mg/kg cân nặng.
– Cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, sẳt ngay từ lúc mẹ bầu mang thai.
– Nên đi khám thai định kỳ để bác sĩ chấn đoán tình trạng thiếu máu.
– “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
– Bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không cho sử dụng sữa tươi.
– Bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, với các loại thức ăn xay nhuyễn. Và ngũ cốc giàu chất sắt, là rất quan trọng để bổ sung chế độ ăn uống của bé. Và khi bé đạt được 7 tháng tuổi, bé có thể ăn thức ăn nghiền. Để phát triển sự ăn uống đa dạng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
2. Biện pháp phòng ngừa trẻ em thiếu máu trên 1 tuổi
– Cho bé ăn 3-4 lần/tuần các loại như: thịt nạc đỏ, thịt gà, trứng, hải sản, đậu các loại,…
– Cung cấp vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu chất sắt tốt hơn qua các loại trái cây.
– Bổ sung liều dự phòng qua thực phẩm chức năng.
Biện pháp phòng ngừa cho trẻ em bị thiếu sắt
VII – Kết Luận
Dựa vào thông tin trên, việc lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày cho trẻ nhỏ để bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng.
Để giải quyết tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Mẹ bé có thể chọn bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm bổ trợ. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hằng ngày. Để giúp cân bằng dinh dưỡng và cải thiện tình trạng thiếu máu cho trẻ.
Nếu gặp khó khăn trong việc sắp xếp chế độ ăn uống, thì có thể bổ sung thêm Vivakids Ferosis. Là một sản phẩm bổ trợ được nghiên cứu bởi hãng dược phẩm nổi tiếng tại Thụy Sĩ. Hiện đã có mặt tại Việt Nam và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm: 8 Món Ăn Không Tốt Cho Sức Khỏe Của Trẻ Em
Thông Tin Liên Hệ
VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688
Website: www.royalcare.net.vn