Khi mới bắt đầu làm cha mẹ, ắt hẳn mọi người đều cảm thấy bối rối trước mớ kiến thức gần như mới hoàn toàn liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con trẻ. Trong số đó, vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh, đặc biệt là câu chuyện mọc răng thì luôn là chủ đề được bàn tán và thảo luận khá nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp phần nào những câu hỏi liên quan đến chủ đề này.
1. Mọc răng là gì và mọc răng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
1.1 Mọc răng: Mọc răng là quá trình những chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú lên phía trên khỏi nướu của trẻ. Điều này hoàn toàn có thể nhận thấy và quan sát bằng mắt thường khi răng mọc lên cao khoảng nào đó.
1.2 Độ tuổi mọc răng: Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào tháng cuối sơ sinh, tức vào 6 tháng tuổi – đây cũng là độ tuổi được các nha sĩ đánh giá là thích hợp để trẻ đạt được kết quả mọc răng tốt nhất có thể.
1.3 Mọc răng quá sớm hoặc quá trễ có ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh không?
Chậm mọc răng hay sớm mọc răng ở trẻ sơ sinh đều không gây nguy hiểm/ gây hại cho trẻ vì thế phụ huynh hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu có thắc mắc hoặc những vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình này, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa, gặp nha sĩ để được thăm khám, giải đáp thắc mắc.
1.4 Tổng thời gian mọc răng của trẻ sơ sinh: Lịch mọc răng ở trẻ sơ sinh đa phần đều dao động từ 20 – 24 tháng. Tuy nhiên, mỗi em bé có một thể trạng khác nhau, vì thế thời gian mọc răng không phải là một con số cố định. Nó phụ thuộc vào cả yếu tố sinh hoạt, lối sống, gen di truyền,…
1.5 Thứ tự mọc răng
Có thể khái quát chung theo một trình tự như sau:
– 4 chiếc răng cửa của 2 hàm trên/ dưới: 7 – 8 tháng.
– 4 chiếc răng cửa bên: 9 – 10 tháng.
– 4 chiếc răng hàm: 13 – 15 tháng.
– 4 chiếc răng nanh: 15 – 21 tháng.
– 4 chiếc răng hàm lần 2: 20 – 33 tháng
2. Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng
– Nướu sưng, ửng đỏ.
– Chảy nước dãi không kiểm soát.
– Khó đi vào giấc ngủ/ thói quen ngủ bị đảo lộn.
– Tính khí thất thường, khóc, nóng nảy, khó chịu, hay quấy phá.
– Nóng sốt
– Thường xuyên nhai, cắn, gặm nhấm đồ vật.
– Chồi răng nhú khỏi nướu.
3. Cách xử lí và điều trị mọc răng tại trẻ sơ sinh như thế nào?
Vì đây là thời kì cực kỳ nhảy cảm của trẻ nên mẹ cần hết sức kiên nhẫn để chăm sóc trẻ.
3.1 Tại nhà:
– Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc đúng với đồng hồ sinh học, không nên cho bé ngủ quá nhiều hay quá ít bởi vì giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
– Khi nướu của bé bị sưng lên thì có thể sử dụng gạc sạch làm lạnh, làm dịu da, tiêu sưng, giảm đau hoặc sử dụng các sản phẩm giảm đau nướu an toàn cho bé
– Trẻ ngứa lợi và khó chịu nên có xu hướng hay gặm cắn đồ vật. Ba mẹ nên cất gọn/ cất cao những món đồ nguy hiểm mà trẻ dễ cắn, nuốt được.
3.2 Nha khoa: Khi thấy những triệu chứng và biểu hiện mọc răng của trẻ sơ sinh thể hiện một cách quá mạnh mẽ và đứa trẻ không chịu được thì bậc phụ huynh cần nhanh chóng đi đến các bệnh viện, nha sĩ, nha khoa để thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý ra hiệu thuốc tây mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
4. Những lưu ý trong thời kỳ mọc răng ở trẻ.
4.1 Thực phẩm: Khi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, chứa tương đối đầy đủ các loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, kẽm, crom có trong các loại thực phẩm như rau xanh đậm, củ có màu đỏ/ vàng, sữa, trứng, gan, hến… để bổ sung kịp thời cho trẻ.
4.2 Sinh hoạt cá nhân: Mẹ nên sử dụng khăn sữa đã được giặt sạch, phơi khô rồi nhúng qua nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ 3 tuổi trở lên, gia đình cần tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày để tránh tình trạng trẻ sâu răng.
VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688
Website: www.royalcare.net.vn