Những điều lưu ý tại các mốc phát triển của trẻ sơ sinh

Reading time: 16:1 min

Nội dung

Đối với những ông bố, bà mẹ lần đầu “lên chức”, việc chăm sóc một em bé mới sinh còn nhiều bỡ ngỡ, vụng về. Gia đình sẽ lo lắng làm sao để bé có thể phát triển khỏe mạnh nhất trong những năm đầu đời. Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh trong những năm đầu tiên. Để đảm bảo cho sự phát triển của bé thì việc hiểu rõ các mốc phát triển cơ bản và đồng hành cùng con đúng cách là vô cùng quan trọng.

các mốc phát triển cơ bản của trẻ sơ sinh

1. Các mốc phát triển cơ bản của trẻ sơ sinh là gì?

Các mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh thường diễn ra trong năm đầu tiên. Đây đều là những thành tựu thiết yếu mà bé phải đạt được để phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Có bốn nhóm phát triển chính: phát triển nhận thức, thể chất, xã hội và cảm xúc.

1.1. Tháng thứ 2 là những bước đầu phát triển của trẻ nhỏ

  • Bé đã bắt đầu biết mỉm cười với mọi người, cố gắng nhìn ba mẹ. Bé đã có thể tập trung trong thời gian ngắn.
  • Bắt đầu nhận thức được âm thanh, tiếng động, bé biết quay đầu về phía phát ra tiếng động. Bé đã biết phát ra âm thanh rúc rích.
  • Bé đã bắt đầu học tập. Bé tập trung chú ý vào những lời ba mẹ nói hơn, biết nhăn mặt khi cảm thấy thứ gì đó lặp lại nhàm chán.

trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

1.2. 4 tháng là mốc phát triển quan trọng của bé

  • Về mặt xã hội và cảm xúc, bé có thể cười tự nhiên, nhất là khi cười với mọi người. Bé thích chơi và giao tiếp với mọi người. Khả năng học tập của bé phát triển, bé biết bắt chước một số hành động hoặc nét mặt của người lớn.
  • Bé có thể bập bẹ và phản hồi lại những câu chuyện của bố mẹ hoặc âm thanh mà bé nghe thấy. Bé thể hiện mình đang đói, đang bị đau hay mệt mỏi bằng những tiếng khóc khác nhau.
  • Về nhận thức, trẻ sơ sinh ở giai đoạn này đã có thể tương tác cơ bản với ba mẹ. Bé có thể dõi theo sự di chuyển của người hay vật nào đó bằng mắt từ bên này sang bên kia. Bé đã bắt đầu cảm nhận được đồ vật trước mặt mình mà đưa tay ra với lấy chúng.
  • Về thể chất, khi được đặt nằm sấp, bé đã có thể ngóc đầu lên và giữ vững phần đầu. Cha mẹ có thể thấy sự thay đổi về thể chất của bé khi bé có thể lật úp người hay chống người bằng khuỷu tay khi nằm sấp.

1.3. Khi trẻ được 6 tháng tuổi

  • Trẻ sơ sinh giai đoạn này rất nhạy cảm, bé có thể nhận ra được những gương mặt quen thuộc và bắt đầu biết ai là người lạ, người quen. Bé đáp lại câu chuyện của cha mẹ một cách thường xuyên hơn.
  • Trẻ bắt đầu bập bẹ được các nguyên âm “ê” “a” “o” khi nói chuyện với người khác. Bé biết cách sử dụng âm thanh để biểu hiện thái độ của mình. Bé đã nhận thức được tên của mình và có phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.
  • Đây là giai đoạn tò mò của trẻ, bé thể hiện sự tò mò với thế giới, và tìm cách khám phá nó. Bé có thể đưa đồ vật vào miệng hoặc cố gắng với lấy những đồ vật trong tầm mắt. Bé đã có thể cầm nắm những đồ vật nhỏ.
  • Về thể chất, bé ở giai đoạn này sẽ hoạt bát và năng động hơn. Bé đã có thể biết ngồi hoặc biết bò. Bé có thể lăn lộn từ trước ra sau một cách dễ dàng. Một số bé có thể học đứng bằng cách bám víu vào đâu đó trong giai đoạn này.

trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

1.4. Mốc phát triển 9 tháng của trẻ

  • Trẻ xuất hiện cảm giác sợ người lạ, thích chơi cùng và theo cha mẹ hoặc những người lớn quen thuộc với bé. Bé đã có cảm xúc yêu và ghét, có thể có món đồ chơi yêu thích của mình.
  • Bé hiểu được những câu chữ trong lời nói, hiểu được thế nào là “được làm” và “không được làm” qua thái độ của cha mẹ. Giai đoạn này có thể là giai đoạn bé tập nói nhiều nhất, bé đã có thể tập nói những từ quen thuộc như “ba”, “mẹ”, “anh”,… Bé học nói qua cử chỉ và giọng nói của người khác, nên cha mẹ nên chú ý lời ăn tiếng nói vào giai đoạn các bé bắt đầu học nói.
  • Tại mốc phát triển này, bé vẫn có thể đưa đồ vật vào miệng. Bé có cảm giác cầm nắm hơn, bé có thể cầm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ. Ba mẹ khi chơi cùng bé có thể đố bé tìm những đồ vật đơn giản.
  • 9 tháng là khi bé đã cứng cáp và có thể đứng hoặc ngồi vững. Bé biết tìm kiếm sự trợ giúp từ ba mẹ để đứng dậy như bám vào tay, bám vào áo. Bé có thể bò một cách thuần thục và khám phá mọi ngóc ngách trong nhà. Cha mẹ cần chú ý loại bỏ những vật có cạnh sắc nhọn có thể làm bé tổn thương.

trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

1.5. Một tuổi là giai đoạn trẻ sơ sinh có nhiều thay đổi nhất

  • Bé nhút nhát hơn và to lắng khi gặp người lạ. Bé có thể bám cha mẹ hơn và lo lắng nếu bố mẹ rời đi. Bé có cảm giác yêu thích, ghét rõ ràng hơn. Cảm xúc trong giai đoạn này được bộc lộ nhiều hơn khi bé biết sợ hãi trong một số tình huống, bé có món đồ chơi và món ăn yêu thích của mình. Bé học được cách bày tỏ mong muốn của mình một cách rõ ràng hơn, như nhờ ba mẹ lấy hộ đồ vật nào đó, nhờ ba mẹ khi bé muốn đi vệ sinh,…
  • Ngôn ngữ của bé sẽ phong phú hơn, bé sẽ nói chuyện nhiều hơn, tạo ra một số câu hoặc từ đơn giản. Bé đã biết sử dụng những cử chỉ đơn giản như vẫy tay chào, lắc đầu hay gật đầu. Bé nhại theo lời người lớn nhiều hơn, hiểu hơn về những lời người lớn hay nói.
  • Bé có khả năng bắt chước, nhìn vào hình ảnh hoặc đồ vật khi chúng được gọi tên, bé có thể dễ dàng tìm được những đồ vật được giấu. Cha mẹ giai đoạn này cần dạy bé cách sử dụng mọi thứ chính xác hơn như uống nước từ cốc, cách dùng bàn chải đánh răng, cách dùng thìa. Bé khám phá mọi thứ theo những cách khác nhau, như lắc, đập, ném;
  • Trẻ khi được 1 tuổi có thể chập chững đi một vài bước và đứng không cần sự trợ giúp. Bé có thể tự đi bằng cách bám vào đồ vật hoặc bám vào cha mẹ.

trẻ 1 tuổi

2. Các biểu hiện bất thường của trẻ sơ sinh, cần làm gì?

Khi theo dõi quá trình phát triển của sơ sinh, mọi biểu hiện hoặc dấu hiệu bất thường của trẻ đều cần được chú ý vì nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này.

Thực tế, theo nghiên cứu trẻ sơ sinh cũng có thể mắc căn bệnh trầm cảm. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu khác còn cho rằng, trầm cảm có thể trở thành bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ.

2.1. Một số dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở trẻ sơ sinh điển hình

  • Hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Lười bú sữa hoặc lười ăn, biếng ăn.
  • Bé không thích nô đùa, cười nói.
  • Sự phát triển của bé về nhận thức và vận động đều chậm hơn so với bình thường.
  • Trẻ hay cáu gắt, khóc toáng mà không rõ lý do.
  • Trẻ không thể nhận ra cha mẹ hay người thường xuyên chăm sóc mình. Ví dụ như: không phản ứng khi được đùa, nói chuyện,…
  • Trẻ có một số hành động bộc phát bất thường.

2.2. Cách khắc phục tình trạng bất thường của trẻ

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh ngay từ những tháng đầu tiên mà bé vừa chào đời.

  • Đầu tiên, nếu thấy những biểu hiện bất thường của con trẻ bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh uy tín để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể về tình trạng của trẻ và đưa ra đơn thuốc với liều lượng phù hợp cho mỗi trẻ.
  • Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cha mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện và chơi với trẻ nhiều hơn. Đảm bảo cho trẻ sơ sinh giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tạo điều kiện tốt nhất cho bé ăn uống và ngủ đủ giấc. Tránh tình trạng biếng ăn gây chậm phát triển ở trẻ sơ sinh.

3. Cách để giúp trẻ sơ sinh đạt được những mốc phát triển cơ bản

3.1. Giai đoạn 1: Từ 0 đến 6 tháng tuổi

  • Tránh để bé tiếp xúc với tivi và các thiết bị điện tử quá sớm: Từ tháng thứ 2 trở đi, bé có thể nghe và nhận biết âm thanh cơ bản. Giai đoạn này ba mẹ cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm, bé sẽ không phản ứng với những lời nói của ba mẹ.
  • Phát triển thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ: Gia đình có thể dán nhiều tranh ảnh xung quanh khu vực bé chơi để kích thích thị giác, bật nhạc thiếu nhi hoặc hát cho bé để kích thích phát triển thính giác, hãy chơi cùng và đung đưa cùng con để bé có hứng thú hơn. Điều quan trọng nhất gia đình cần dành thật nhiều thời gian cho bé, quan tâm đến cảm xúc của bé và trò chuyện với bé nhiều hơn, ở mọi lúc, mọi nơi. Hãy nói với bé những lời yêu thương nhé vì bé có thể hiểu được cha mẹ nói.
  • Tăng cường khả năng vận động, thể chất: Tập cho bé cầm nắm bằng những vật đơn giản.
  • Mẹ có thể cho bé tập lẫy trong giai đoạn này.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và đảm bảo bé ngủ đủ giấc.

Play With Baby

3.2. Giai đoạn 2: Từ 6 tháng đến 1 tuổi

  • Nói chuyện với bé nhiều hơn: Trẻ chưa thực sự hiểu từng lời nói nhưng thông qua việc thường xuyên nói chuyện với trẻ, bố mẹ sẽ làm phong phú vốn từ của con. Giúp bé trở nên hoạt ngôn hơn sau này.
  • Đừng lo lắng khi con trẻ nói chuyện một mình: Giai đoạn này trẻ bắt đầu bi bô nói chuyện và nói nhiều hơn, vì vậy đừng lo lắng hay ngăn cản khi trẻ nói chuyện một mình. Việc này sẽ giúp trẻ sử dụng từ tốt hơn, tạo nền tảng cho tư duy ngôn ngữ của bé trong tương lai.
  • Rèn luyện tính cách: Trẻ 1 tuổi là độ tuổi cực kỳ nhiều hiếu kỳ và bắt đầu muốn học làm mọi thứ. Ba mẹ cần kiên trì đồng hành cùng con và khích lệ khi con làm chưa tốt. Ba mẹ cũng cần dạy con tính kiên nhẫn và không bỏ cuộc khi gặp điều gì khó khăn. Đừng ngại ngần khi khen ngợi con khi con hoàn thành một việc gì mới nhé!
  • Quan tâm chăm sóc đến dinh dưỡng của bé: bổ sung, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm vitamin và khoáng chất từ Viva Kids. Đây là bộ sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhập khẩu chính hãng từ Thụy Sĩ. Bao gồm Vitamin A+D3, Sắt nhỏ giọt, Vitamin tổng hợp, tăng đề kháng. Các sản phẩm giúp bổ sung những nhóm vi chất thiết yếu nhất cho trẻ nhỏ, dự phòng thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình ăn dặm của bé.

VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN.
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ.
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688.
Website: www.royalcare.net.vn.