Rất nhiều người hỏi vì sao nóng gan, gan yếu lại gây nổi mụn nhọt. Bởi vì gan có vai trò bài tiết độc tố, thanh lọc cơ thể. Do đó, khi gan của chúng ta bị tổn thương, làm suy giảm chức năng gan thì sự chuyển hóa các chất cặn bã kém đi, khiến chúng tích tụ tạo thành mụn nhọt.
Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu top 10 loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, mát gan, giảm mụn nhọt. Hãy cũng điểm danh nhé!
1. Kế sữa
Cây kế sữa có tên khoa học là Silybum marianum, có nguồn gốc từ châu Âu. Silymarin là hoạt chất chính trong cây kế sữa, có nhiều ở quả, hạt. Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, Silymarin có tác dụng bảo vệ và tăng tái tạo tế bào gan.
Silymarin giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc vào tế bào gan nhờ thay đổi cấu trúc màng tế bào. Đồng thời kích thích tái tạo và hình thành tế bào gan mới. Ngoài ra, Silymarin còn chống oxy hóa, giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết.
Khi gan được tăng cường chức năng, khả năng thảo độc tăng làm giảm các triệu chứng nóng gan, mụn nhọt do chức năng gan kém.
2. Atiso
Atiso hay còn gọi là Actiso được xem là thần dược của bệnh nóng gan. Actiso có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan giúp da dẻ mịn màng vầ hết mụn.
Lá actiso chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid… Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, hạ cholesterol… nên được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng atiso khác nhau để tiện dùng, nhưng dạng cao nguyên chất được xem là tốt nhất.
3. Bồ Bồ
Theo Y học cổ truyền: Bồ bồ có vị cay, hơi đắng, tính ôn nhẹ có công năng khử phong, giải biểu, lợi tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian Bồ bồ được dùng chữa sốt, cảm cúm, viêm gan virus, vàng da, tiêu hóa kém, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, đau mắt, phát ban, mụn nhọt, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi đẻ.
– Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại Bồ bồ có tác dụng:
+ Tác dụng lợi mật, tăng thải độc gan.
+ Ngoài ra bồ bồ các tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần.
4. Diệp hạ châu
Hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Đây là một loại thảo mộc giúp làm mát gan, mát máu, giải độc cho gan. Giúp ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C.
Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế. Vị thuốc có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết.
Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản. Ngoài ra còn chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8-20g, sắc uống.
5.Cà gai leo
Theo y học cổ truyền, Cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, có tác dụng tiêu độc, tán phong thấp, trị rắn cắn. Đặc biệt là có công dụng giải rượu, giải độc gan, trị gan nóng, gan yếu rất hữu hiệu.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên tận dụng triệt để loại cây này và thường phơi khô, tích trữ chúng trong nhà để trị các trường hợp chữa bệnh gan với biểu hiện chướng bụng, vàng mắt vàng da, mệt mỏi, táo bón, ăn uống không tiêu…
6.Mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng làm mát gan, giải độc gan. Ngoài ra còn giúp hạ đường huyết (tốt cho người bệnh đái tháo đường).
Khi có biểu hiện của gan nhiễm độc, nên ép nước 1-2 quả mướp đắg để uống. Thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ mướp đắng rất tốt cho gan.
7. Kim ngân hoa
Cây Kim ngân có hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì cho rằng hoa kim ngân có công hiệu hơn lá, cành và gọi là Kim ngân hoa.
Kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh: phế, vị, tâm, tỳ; có công năng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa cảm sốt, lở ngứa, mụn nhọt, ác sang, đinh độc…
Kim ngân hoa chữa trị lở ngứa, mụn nhọt, ác sang, thũng độc kể cả đinh độc. Do tính hàn lương (mát) nên có thể đun nước như nước chè, nước vối để uống. Tuy nhiên do tính hàn nên người tỳ vị hư hàn khi dùng phải thận trọng.
8. Rau má
Theo y học cổ truyền, rau má không độc, có tính mát, vị hơi đắng. Công dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…
Chính nhờ đặc tính mát, giải độc cơ thể hiệu quả, rau má được dùng để chữa các bệnh về gan như bệnh viêm gan, giúp giải độc gan, làm mát gan rất tốt.
9.Rau diếp cá
Nhiều người thường biết đến rau diếp cá là một loại rau ăn sống, chứ không biết rằng, diếp cá là một loại rau mát gan, giải độc cực tốt, đặc biệt có hiệu quả với những người bị nổi mụn do nóng trong người.
Hàm lượng vitamin C trong rau diếp cá rất cao, kháng khuẩn tốt, giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt. Nếu bạn nóng gan hãy làm thức uống mát gan từ diếp cá bởi vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đi chợ chọn lấy 1 nắm diếp cá, loại bỏ các lá hỏng, rửa sạch, xay nhuyễn làm sinh tố uống mỗi ngày.
10.Mã đề
Cây mát gan mã đề có phần lá có tác dụng lợi tiểu, giúp chữa sỏi đường tiết niệu, chữa long đờm, trị họ, các bệnh đường hô hấp trên, nhuận tràng, trị táo bón mãn tính.
Ngoài ra cây này còn giúp hồi phục số lượng bạch cầu, hạ sốt, trị mụn nhọt, bỏng rất hiệu quả. Những người bị nóng gan, mật, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy…nóng gan do uống rượu bia chỉ cần lấy lá rau mã đề nấu làm canh ăn trong 1 tuần là sẽ khỏi (Lưu ý khi sử dụng nên rửa sạch, có thể nấu với thịt lợn băm nhỏ nhỏ ngọt nước và dễ ăn).