Việc bổ sung sắt cho trẻ em là điều cần thiết giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải nắm rõ kiến thức chính xác về cách bổ sung sắt để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây, Royal Care sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu những sai lầm thường gặp nhất khi bổ sung sắt và cách khắc phục những vấn đề này nhé!
1. Các lỗi phổ biến khi bổ sung sắt cho trẻ em là gì?
1.1.Không kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi bổ sung sắt:
Việc bổ sung sắt không phải phù hợp với tất cả các trẻ nhỏ. Phụ huynh nên dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ thiếu hụt sắt của từng trẻ. Điều này có thể được xác định thông qua các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ của trẻ. Nếu trẻ không thiếu sắt, việc tăng cường sắt có thể không cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ có thể yên tâm và không cần bổ sung sắt cho con trong những trường hợp dưới đây:
- Bé khoẻ mạnh, ăn uống tốt, da hồng hào, ít mắc bệnh
- Bé đủ cân nặng theo đúng tuổi
- Bé có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng
- Bé đã được bổ sung đủ sắt từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức…
1.2.Bổ sung sắt không đúng liều lượng:
Một số phụ huynh thường tự ý bổ sung sắt cho trẻ mà không kiểm tra liều lượng hoặc không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Điều này có khả năng gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Nếu bổ sung sắt cho trẻ em không đúng liều, sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Táo bón và tiêu chảy: liều sắt cao có thể làm cho đường ruột của trẻ khó tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn mửa: trẻ có thể cảm thấy khó chịu, nôn mửa sau khi uống thuốc sắt.
- Đau đầu: một số trẻ có thể gặp đau đầu hoặc chóng mặt do uống quá nhiều sắt.
- Gây độc: quá liều sắt có thể dẫn đến các triệu chứng độc tố và nguy hiểm đến tính mạng.
1.3.Không để ý tới chế độ ăn uống của trẻ:
Trong trường hợp này, cha mẹ thường tập trung quá nhiều vào việc tăng cường sắt. Vì vậy mà bỏ qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng khác cũng rất quan trọng như: protein, vitamin C, axit folic và canxi… Việc thiếu các chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cần có chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em.
1.4.Tăng cường sắt trong thời gian quá dài:
Việc bổ sung sắt trong thời gian dài cần được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phụ huynh tự ý bổ sung sắt cho con trong thời gian dài mà không có sự giám sát y tế có thể dẫn đến tình trạng sắt tích tụ trong cơ thể. Đặc biệt là gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Một số nguyên nhân chính mà cha mẹ gặp phải:
- Không đủ kiến thức về dinh dưỡng của trẻ em.
- Do quên mất ngày bắt đầu bổ sung sắt.
- Không được hướng dẫn kỹ về cách thức và thời gian bổ sung sắt cho trẻ.
1.5.Bổ sung nhiều sản phẩm chứa sắt cùng một thời điểm:
Các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu sắt cùng lúc, gây tích tụ sắt trong cơ thể trẻ.
- Dùng các loại thực phẩm chứa sắt không hấp thu được, không có tác dụng bổ sung sắt.
- Trẻ em có các bệnh lý liên quan đến sắt.
- Bổ sung sắt quá nhiều trong thực phẩm gia đình hàng ngày. Ví dụ nấu cơm bằng nồi gang có thể làm tăng lượng sắt trong thức ăn và gây độc sắt.
2. Vậy cần làm gì để khắc phục những lỗi sai trong việc bổ sung sắt cho trẻ em?
Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
2.1.Kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi bổ sung sắt:
Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi bổ sung sắt. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định mức độ sắt trong cơ thể của trẻ và đưa ra khuyến cáo về liều lượng sắt cần thiết cho trẻ.
2.2.Bổ sung sắt đúng liều lượng:
Cha mẹ nên tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng sắt cần bổ sung cho trẻ. Nếu trẻ cần bổ sung sắt, cha mẹ nên chọn những sản phẩm chứa sắt có độ hấp thu cao và đảm bảo không quá liều cho trẻ.
2.3.Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ:
Việc bổ sung sắt không thể thay thế chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng. Phụ huynh nên đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, rau quả, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa.
2.4.Theo dõi tác dụng phụ và tham khảo ý kiến bác sĩ:
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường khi bổ sung sắt. Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho tác dụng phụ như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
2.5.Xác định đúng khoảng thời gian bổ sung sắt:
Với trẻ sinh đủ tháng, phụ huynh có thể bổ sung sắt cho con từ 4 tháng tuổi cho đến khi trẻ ăn từ hai khẩu phần trở lên với các loại thực phẩm giàu sắt như thịt xay nhuyễn,… Còn đối với trẻ sinh non, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung sắt khi bé được 2 tuần tuổi và tiếp tục tới lúc 1 tuổi ăn dặm.
3. Lời kết
Mong rằng qua bài viết này, Royal Care sẽ giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận rõ được những sai lầm phổ biến trong quá trình bổ sung sắt và cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường chất sắt đúng cách, đúng liều lượng cho trẻ. Nếu cha mẹ có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc bổ sung sắt cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Đặc biệt, hiểu được nỗi lo của các bậc cha mẹ, sản phẩm VivaKids Ferosis Drops đã được các chuyên gia tại Thụy Sĩ nghiên cứu và cho ra mắt. Sản phẩm này bổ sung Sắt, acid Folic và Vitamin B12 với công nghệ mới Liposome hỗ trợ quá trình tạo máu và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ. Do sử dụng công nghệ bào chế Liposome hiện đại nhất, VivaKids Ferosis không có dư vị tanh, dễ uống, đặc biệt do sắt được bảo vệ và hấp thu hoàn toàn qua thành ruột nên không gây táo bón và không có tác dụng phụ. Ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho trẻ từ 6 tháng trở lên!
_________________
VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN
Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ
Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688
Website: www.royalcare.net.vn