Lộ Trình Phát Triển Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non

Reading time: 13:50 min

Nội dung

Mọi bậc ba mẹ đều mong muốn đứa con của mình khi lớn lên có cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe ổn định. Để đạt được điều đó, đứa trẻ cần một thể trạng tốt. Trong bài viết này, Royal Care sẽ mách cho ba mẹ lộ trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non mà ba mẹ có thể áp dụng.

Lộ trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non ba mẹ nên biết
                                                                     Lộ trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non ba mẹ nên biết

1. Tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ mầm non

1.1. Định hình cơ thể

Mặc dù cơ xương hình thành nhanh, nhưng tổng quan cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn non yếu, rất dễ bị mất cân đối trong quá trình phát triển. Vậy nên ba mẹ cần có những phương pháp phát triển thể chất cụ thể. Nhằm giúp con cưng của mình định hình được cơ bắp và xương khớp, tăng cường sự linh hoạt. Đồng thời, khi vận động cơ bắp, quá trình trao đổi chất được tăng cường. Giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của bé làm việc tốt hơn..  Có thể thấy, độ tuổi từ 1 – 6 là thời điểm tốt nhất để đặt nền tảng cho sự phát triển của trẻ.

1.2. Sự phát triển toàn diện

Là cơ sở cho sự phát triển về não bộ, khả năng học hỏi, giao tiếp và cảm xúc xã hội. Điển hình như khi chơi các trò vận động, bé cần tư duy để ra quyết định nhanh chóng và biểu đạt cảm xúc với người chơi cùng.

Với việc thiết bị điện tử đang rất phổ biến, thì ba mẹ càng phải đặt sự ưu tiên hàng đầu về phát triển thể trạng. Điều này là để con không bị lệ thuộc vào thiết bị điện tử quá sớm, vốn không tốt cho mắt, làm giảm động lực ra ngoài vận động.

2. Lộ trình phát triển thể chất cho trẻ

2.1. 06 nguyên tắc giáo dục thể chất

Để đảm bảo các hoạt động rèn luyện thể chất của ba mẹ đưa ra có sự hiệu quả. Ba mẹ cần ghi nhớ 06 nguyên tắc giáo dục thể chất dưới đây:

  • Nguyên tắc trực quan: cung cấp trải nghiệm sinh động. Minh họa bằng hình ảnh, hoặc quan sát theo mẫu để trẻ dễ mường tượng.
  • Nguyên tắc khoa học: có kế hoạch rèn luyện chặt chẽ, cụ thể. Phù hợp với sức khỏe, thể trạng của trẻ.
  • Nguyên tắc tự giác và tích cực: tạo cho trẻ thói quen thường xuyên vận động một cách tự giác. Đồng thời trau dồi ý chí và sự kiên trì trong việc rèn luyện thể chất.
  • Nguyên tắc đảm bảo an toàn: ba mẹ phải kiểm tra kỹ môi trường vận động của bé. Thường xuyên giám sát nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
  • Nguyên tắc ca biệt hóa: mỗi đứa trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Nên ba mẹ cần điều chỉnh phương pháp vận động cho phù hợp, không rập khuôn theo lý thuyết.
  • Nguyên tắc nâng cao và củng cố: ba mẹ cần cho bé rèn luyện đều đặn, tăng dần về độ khó lên. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ cố gắng hơn và không bị nhàm chán.

2.2. Các hoạt động ba mẹ có thể tổ chức cho trẻ

2.2.1. Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn rất sơ khởi của bé, các chức năng cơ thể vẫn còn đang hoàn thiện. Vậy nên ba mẹ cần hết sức cẩn trọng, chỉ nên khuyến khích bé vận động ở mức nhẹ. Ba mẹ có thể massage nhẹ nhàng và ôm áp trẻ để hệ tuần máu của bé được kích thích. Từ đó thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, hệ thần kinh của trẻ.Ba mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các đồ chơi mềm, nhẹ, có màu sắc tươi sáng. Cho bé chạm, vuốt ve hoặc cầm nắm đồ chơi để kích thích giác quan, phát triển sự nhạy bén của hệ thần kinh.

2.2.2. Giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu được những hoạt động vận động cơ bản như bò, đứng và đi, cũng như khám phá thế giới xung quanh. Theo đó, ba mẹ có thể bố trí không quan để trẻ tự do di chuyển. Hoặc cùng chơi với bé bằng những trò như “vượt chứng ngại vật”. Cho bé bò qua các đồ vật được đặt sẵn để đến được đích – nơi đặt nhiều đồ chơi bé thích. Những cách này sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động phức tạp và tư duy không gian.

2.2.3. Giai đoạn từ 1-3 tuổi

Ở thời điểm này trẻ đã có thể vận động linh hoạt, tham gia các hoạt động chạy nhảy.Vì thế nên càng có đa dạng các hoạt động trẻ có thể rèn luyện:

  • Chơi với bóng: ba mẹ có thể cho trẻ chơi với những quả bóng lớn nhỏ khác nhau. Cho trẻ chơi lăn bóng, hoặc ném bóng vào rổ. Hoặc cùng trẻ nhảy theo nhạc
  • Nhảy theo nhạc: chọn một bài nhạc vui nhộn trên Youtube và cùng trẻ nhảy theo nhạc. Hoặc ba mẹ có thể cho trẻ tự bắt chước theo người hướng dẫn trên video.
  • Đi đến các khu vui chơi: dẫn trẻ đến các khu vui chơi, hoặc công viên để trẻ chơi các trò chơi nhỏ tại đó như cầu tuột, thú nhún,… Đây cũng là dịp dể trr gặp gỡ, giao tiếp với các bạn cùng trang lứa.
Cho trẻ chơi bón
                                                                                       Cho trẻ chơi bóng là một cách tốt để vận động

Ngoài phát triển cơ bắp, các hoạt động trên sẽ giúp bé có sức khỏe tốt và cải thiện thể lực. Nhờ đó bé sẽ khó bị các bệnh lặt vặt hơn, đồng thời nhanh chóng cao lớn.

2.2.4. Giai đoạn từ 3-5 tuổi

Trẻ từ 3-5 tuổi đủ khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất phức tạp hơn. Bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với các hoạt động đòi hỏi tính bài bản, cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể. Một số hoạt động có thể áp dụng cho bé như:

  • Đi bơi: cho trẻ tập bơi hoặc chơi đùa với nước ở hồ trẻ em. Các hoạt động thưc hiện dưới nước có hiệu quả phát triển đáng kể so với ở công viên.
  • Tập xe đạp: đạp xe là một hoạt động tương đối mạnh. Qua đó như chất “bôi trơn” giúp máu được lưu thông tốt hơn. Cải thiện hệ tuần hoàn và sức khỏe tim mạch của trẻ. Đạp xe còn làm cho trẻ có vóc dáng săn chắc hơn.
  • Trải nghiệm các môn thể thao khác nhau: có thể là cầu lông, đá bóng, bóng rổ… Ba mẹ lưu ý là chỉ cho con tập chơi ở cường độ nhẹ, không mang tính đối kháng. Điều này dần hình thành trẻ suy nghĩ thích ra ngoài vận động. Ngoài ra là giúp trẻ định hướng môn thể thao mình thích. Là cơ sở để trẻ tiếp tục rèn luyện thể chất cho tới cấp phổ thông.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa: hoạt động ngoại khóa có thể do trường mầm non hoặc một đơn vị chuyên tổ chức. Khi tham gia sẽ giúp trẻ tăng tính tự lập, tự tin hơn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

3. Chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ

Sau quá trình vận động, trẻ sẽ cần được bổ sung dinh dưỡng một cách phù hợp. Qua đó đảm bảo bù năng lượng, phát huy tối đa hiệu quả rèn luyện. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên bao gồm một số thực phẩm sau.

3.1. Thực phẩm giàu protein

Bao gồm thịt gia cầm, cá, đậu hạt, đậu nành, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Protein là thành phần cần thiết để hình thành cơ bắp, xương và các tế bào trong cơ thể.

3.2. Thực phẩm giàu carbohydrate

Bao gồm lúa mì, gạo, ngũ cốc, bắp, khoai tây và các sản phẩm từ ngũ cốc. Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể và là nguồn chính để duy trì hoạt động vận động.

3.3. Nước

Bảo đảm cung cấp đủ lượng nước trong ngày. Để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

3.4. Bổ sung Vitamin tổng hợp

Trong khẩu phần ăn hàng ngày dễ xảy ra việc mất cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan. Bởi vậy, tỷ lệ trẻ em Việt Nam thiếu vi chất khá cao theo đánh giá của Viện dinh dưỡng những năm gần đây. Để bảo đảm hàm lượng vi chất cân đối, giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bậc cha mẹ có thể bổ sung các sản phẩm Vitamin tổng hợp cho trẻ. Các sản phẩm Vitamin tổng hợp sẽ chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin C, K, B12…hay sắt, kẽm, magie… với hàm lượng theo tiêu chuẩn khuyến cáo. Tùy vào định hướng của mỗi sản phẩm sẽ tập trung vào các nhóm vitamin nhất định cho một tác dụng chuyên biệt.

Chẳng hạn như trong thành phần có Vitamin D và K, giúp tăng cường sức khỏe xương, khớp của trẻ. Thành phần vitamin nhóm B, D của Vitamin tổng hợp còn hỗ trợ cung cấp năng lượng, tái tạo cơ bắp cho trẻ. Từ đó các hiệu quả sau khi vận động sẽ càng được thể hiện rõ hơn.

Thực phẩm Vitamin tổng hợp VivaKids
                                                                                                                                Thực phẩm Vitamin tổng hợp VivaKids

3.4.1. Lựa chọn VivaKids Multivitamin

Nếu ba mẹ đang cân nhắc loại nào thực phẩm Vitamin tổng hợp cho bé, thì nên tham khảo VivaKids Multivitamin – dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt cho trẻ đến từ Thụy Sĩ. Sản phẩm chứa tới 18 vitamin và khoáng chất thiết yếu nên bổ sung cho bé trong những năm tháng đầu đời. Ngoài ra VivaKids Multivitamin chứa 100mg chiết xuất nho có tác dụng chống oxy hóa, tăng tổng hợp collagen và hình thành xương răng chắc khỏe. Kẽm, Magie cùng các vitamin nhóm B giúp bé ăn ngon, tăng hâp thu, ngủ ngon giấc. Tất cả các sản phẩm VivaKids được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP Quốc tế và đã được phân phối ở nhiều nước châu Âu. VivaKids được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam và đã được nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi tin tưởng khuyên dùng. Hiện sản phẩm có bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, bệnh viện, phòng khám, các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

Xem thêm các bài viết về chăm sóc sức khỏe cho bé tại đây

 

VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN

Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ

Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688

Website: www.royalcare.net.vn