Tập thể dục ảnh hưởng thế nào đến viêm đau xương khớp? Nó mang đến những tác động có LỢI hay gây HẠI cho khớp xương? Để thu được lợi ích tối đa và tránh những chấn thương từ tập luyện, hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây.
Thể dục – hoạt động không thể thiếu cho người viêm xương khớp Tại sao người bị viêm xương khớp cần tập thể dục?
Tập luyện khi viêm đau xương khớp là một thách thức lớn với người bệnh khi những khớp xương bị yếu, tổn thương và giảm khả năng chống chịu với sốc, các hoạt động mạnh. Tuy nhiên, bạn không cần tập luyện như một vận động viên. Hãy tập nhẹ nhàng theo khả năng của cơ thể. Bởi khi mà viêm khớp xương là mối đe dọa tàn tật và bất động thì tập thể dục sẽ giúp bạn di chuyển. Nó làm tăng sức mạnh và tính linh hoạt, giảm đau khớp và chống mệt mỏi. Tập thể dục đã được chứng minh giúp:
Bôi trơn khớp: những chuyển động khi tập luyện tạo ra nhiều chất hoạt dịch bôi trơn các khớp xương giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Giúp cải thiện tính linh hoạt của dây chằng ở khớp và các cơ xung quanh.
Tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng khớp: tim sẽ hoạt động nhiều hơn để bơm máu cung cấp oxy khắp cơ thể trong khi tập luyện bao gồm các khớp.
Tăng cường cơ bắp quanh khớp: các sợi cơ bị rách và sửa chữa thường xuyên khi tập luyện giúp cơ bắp phát triển và cải thiện sức mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ bảo vệ khớp khỏi chấn thương trong quá trình vận động.
Kích hoạt gen sửa chữa khớp.
Giúp kiểm soát cân nặng, giảm tải gánh nặng cho khớp.
Giúp duy trì và nâng cao sức khỏe của xương.
Không luyện tập dẫn đến sự suy yếu cơ bắp, khớp xương, làm cho khớp của bạn cứng hơn, khó di chuyển hơn qua từng ngày. Nhưng tập luyện thế nào là đúng? Hãy tìm hiểu tiếp những lưu ý quan trọng khi tập luyện sau đây.
Các lưu ý quan trọng khi tập thể dục
Để hạn chế những tai nạn, chấn thương đáng tiếc làm trầm trọng thêm tình trạng của khớp, hãy tập luyện nhẹ nhàng theo giới hạn của cơ thể.
Bắt đầu từ từ để các khớp xương làm quen với nhịp điệu và cường độ bài tập. Nếu bạn thúc ép bản thân quá mức, các cơn đau khớp của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn và có thể gây những chấn thương đáng tiếc.
Lưu ý khởi động trước khi tập. Di chuyển các khớp của bạn nhẹ nhàng lúc đầu để làm nóng. Bạn có thể bắt đầu với chạy chậm. Thư giãn các cơ và khớp với khăn ấm, chườm nóng trong khoảng 20 phút trước khi tập luyện và sau tập luyện.
Theo dõi đáp ứng của cơ thể với các bài tập để điều chỉnh cường độ và tần suất tập luyện phù hợp. Và quan trọng là lên lịch tập luyện và tuân thủ theo lịch đã đề ra.
Những bài tập gợi ý cho bạn
Tập thể dục thực sự có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và thể lực mà không làm tổn thương khớp. Hãy tham khảo các bài tập dưới đây và lên cho mình một lịch trình tập luyện phù hợp với sức khỏe của khớp.
Bạn có thể xin tư vấn từ Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn các bài tập. Những bài tập được các chuyên gia khuyến nghị cho bệnh nhân xương khớp là: bài tập phạm vi chuyển động, thể dục nhịp điệu và một số hoạt động nhẹ nhàng…
- Bài tập phạm vi chuyển động
Một ví dụ về bài tập phạm vi chuyển động nhẹ nhàng Những bài tập này giúp làm giảm độ cứng và tăng khả năng di chuyển các khớp thông qua kéo giãn và xoay các khớp nhẹ nhàng.
2. Bài tập Aerobic/thể dục nhịp điệu
Bài tập Aerobic sẽ tăng cường sức khỏe của tim và phổi, giúp tăng sức bền, làm giảm mệt mỏi và tăng cường sức chịu đựng. Thể dục nhịp điệu sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng.
Các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng cho người bệnh xương khớp: bao gồm đi bộ, đi xe đạp, bơi lội và sử dụng máy hình elip. Cố gắng tập luyện khoảng 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Bạn có thể chia nhỏ thời gian thành 10 phút/lần phù hợp với tình trạng của khớp.
Tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải là an toàn và hiệu quả nhất nếu nó được thực hiện hầu hết các ngày trong tuần, nhưng thậm chí một vài ngày trong tuần vẫn tốt hơn là không tập thể dục. Một bí quyết để xác định cường độ vừa phải hay không là nói chuyện trong khi tập. Nếu bạn vẫn có thể trò truyện trong khi tập thì bài tập của bạn có thể đã phù hợp về cường độ.
3. Các bài tập dưới nước
Đi bộ – vận động nhẹ nhàng cho bệnh nhân xương khớp Các bài tập tăng nhận thức cơ thể, chẳng hạn như yoga hoặc thái cực quyền… có thể giúp bạn cải thiện sự cân bằng, ngăn ngừa té ngã, cải thiện tư thế và sự phối hợp và tăng thư giãn. Hãy chia sẻ với người hướng dẫn về tình trạng khớp của bạn và tránh các vị trí hoặc cử động có thể gây đau.
Hãy lên cho bản thân một lịch trình tập luyện theo tuần, tháng. Tùy vào tình trạng của bệnh để điều chỉnh cường độ tập luyện. Cùng với tập luyện, cần kết hợp chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất cho khớp.
Thực tế, vì tính chất công việc và cuộc sống, người bệnh xương khớp rất khó có thể áp dụng một lối sống khoa học và cân bằng. Do đó, bổ sung thêm các dưỡng chất nuôi dưỡng khớp, ngăn ngừa thoái hóa tiến triển từ các chế phẩm bổ sung là rất cần thiết.
Để bệnh xương khớp không còn cản trở cuộc sống năng động của bạn, hãy liên hệ ngay Công ty CP Quốc tế Royalcare,
Địa chỉ: C24-TT9 KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội theo tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí cước 18007062 hoặc truy cập website: https://royalcare.net.vn/,
Email: info@royalcare.net.vn để được chuyên gia y tế tư vấn và hỗ trợ.