5 phương pháp tăng sức đề kháng cho bé từ 1-3 tuổi

Hệ miễn dịch kém gây giảm sức đề kháng là tình trạng phổ biến ở trẻ. Nhưng mẹ đã biết cách tăng sức đề kháng chuẩn khoa học chưa? Chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu và 5 phương pháp tăng cường sức đề kháng tại nhà.

Tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn

Mẹ thấy bé hay ốm, chậm tăng cân, tăng cao nên nghĩ rằng tại con có hệ miễn dịch kém. Vậy dấu hiệu nhận biết chính xác là gì? Hãy để chuyên gia Viva Kids giải đáp cho mẹ ngay dưới đây.

Hệ miễn dịch kém gây sức đề kháng kém

Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có sức đề kháng nội sinh, hay còn gọi là sức đề kháng tự nhiên. Trong quá trình bé lớn lên bé tiếp xúc với các loại virus. Vi khuẩn gây bệnh thì cơ thể sẽ tạo ra thêm một sức đề kháng nữa gọi là sức đề kháng đặc hiệu. Sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng đặc hiệu sẽ kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên 1 đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng để tăng sức đề kháng như thế nào chúng ta cần hiểu các tế bào miễn dịch được tạo ra từ đâu?

Tất cả các tế bào miễn dịch đều xuất phát từ tuỷ xương. Từ tuỷ xương sẽ ra tế bào gốc và phân ra các nhánh như: đại thực bào, tế bào Lympho, bạch cầu trung tính… Là những tế bào miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Hệ miễn dịch cơ thể được ví như bức tường rào quan trọng để bảo vệ cơ thể trước mọi khả năng xâm nhập của virus.

Tế bào miễn dịch

Khả năng của cơ thể chúng ta để chống lại bệnh tật là liên tục thay đổi, sức mạnh của hệ miễn dịch lúc tăng lúc giảm. Để có sức đề kháng tốt chúng ta cần có 1 hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Giúp ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng xâm nhập vào bên trong.

Vi khuẩn xâm nhập hệ miễn dịch

         Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu? 

Trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Trẻ hay bị ốm vặt : Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp tiêu hóa: ho sốt, sổ mũi, viêm họng… Kể cả khi thay đổi thời tiết hoặc không.
  • Trẻ biếng ăn : Trẻ thường xuyên ăn ít hơn so với bình thường, chán ăn, nôn,.. Khi không có nguồn năng lượng từ thức ăn nạp vào thì sức đề kháng của bé sẽ giảm xuống theo.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hoá : Tiêu chảy, táo bón, đi phân ngoài, đau bụng,…  Là tình trạng miễn dịch kém nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể của trẻ cũng vì đó mà rối loạn theo.
  • Trẻ gặp tình trạng mất nước : Nhìn thấy rõ tình trạng trẻ bị mất nước khi bị sốt, tiêu chảy hoặc vui chơi vận động thể thao.
  • Trẻ không có năng lượng hoạt động : Khi bé luôn mệt mỏi, không có năng lượng để hoạt động, vui chơi,… Là biểu hiện của tình trạng sức đề kháng yếu.

5 phương pháp tăng sức đề kháng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Nếu các tình trạng trên kéo dài lâu ngày mà không được can thiệp sẽ dễ khiến trẻ suy dinh dưỡng, ốm yếu, còi xương. Và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ. Bởi vậy, mẹ cần có giúp con tăng sức đề kháng để khôi phục lại thể trạng tốt nhất cho con. Mẹ hãy “bỏ túi” ngay 5 phương pháp cơ bản này nhé:

Hãy quan tâm đến giấc ngủ của trẻ.

Từ độ tuổi 1-3 trẻ cần ngủ khoảng 12 – 13 giờ/ 1 ngày, ban đêm 9-10 giờ, ban ngày 1-3 giờ. Quan trọng nhất là thời điểm từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, khi đó chất lượng giấc ngủ là quan trọng nhất. Để tiết ra melatonin ( hormone giúp ngủ ngon) thích hợp. Trẻ cần ngủ trong bóng tối và không gian thoáng khí.

Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Cho con ăn nhiều hơn vào buổi chiều để trẻ không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, sẽ giúp con ngủ ngon và sâu giấc. Hãy khuyến khích con vận động mỗi ngày, chơi cùng con,… Vận động giúp con ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.

 Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

  • Bổ sung đầy đủ nước vào cơ thể

Trẻ từ 1-3 tuổi sẽ tính theo tỉ lệ 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày ( tính cả lượng sữa mà bé uống vào). Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10kg thì mỗi kilogram cần tăng thêm 50ml nước. Cụ thể, ba mẹ có thể tính lượng nước hàng ngày cho con như sau:

  • Lượng nước trẻ cần uống  (ml) = 1.000(ml) + n x 50(ml)
  • Với n là số kilogam của trẻ trừ đi 10 đơn vị.
  • Bổ sung thêm rau xanh, và trái cây vào chế độ ăn của con

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Trẻ em từ 1-3 tuổi cần ăn 10-20 gram rau xanh trong mỗi bữa. Rau xanh là thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin, khoáng chất, và chất xơ cho cơ thể.

bổ sung rau xanh cho bé

Đậu xanh, cà rốt, dâu tây, cam,..  Là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như vitamin C và caroten. Nếu bé ghét ăn rau cha mẹ có thể thay thế bằng các sản phẩm bổ sung vitamin. Các chất dinh dưỡng này sẽ kích thích cơ thể sinh sản ra nhiều tế bào interferon và bạch cầu. Đây loại kháng thể có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

  • Tăng cường thực phẩm chứa kẽm

Hơn  60%  trẻ em Việt Nam không phân biệt thành thị và nông thôn đều đang thiếu kẽm trầm trọng. Theo báo cáo của tổ chức dinh dưỡng thế giới, Việt Nam đang xếp vào nhóm thiếu kẽm đã ở mức báo động đỏ.

Khoảng từ 1 – 3 tuổi trẻ nên bổ sung dự phòng kẽm  4-6 mg/1 ngày. Thực phẩm giàu kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ. Thực phẩm giàu kẽm có trong hải sản, thịt bò, thịt lợn, nấm. hạt bí và các loại đậu.

Thực phẩm giàu kẽm tăng sức đề kháng

Hạn chế cho con sử dụng kháng sinh làm giảm sức đề kháng. 

Kháng sinh là loại thuốc chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong khi trẻ nhỏ chủ yếu mắc các bệnh do virus xâm nhập. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra còn gây rối loạn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,… Làm ảnh hưởng trực tiếp đến kháng thể của trẻ. Khi trẻ chớm bệnh , ba mẹ nên để cơ thể con tự kiểm soát trong tình trạng hợp lý. Và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách điều trị tối ưu nhất cho con.

Giúp trẻ tránh xa khỏi các vi khuẩn gây hại

  • Giúp con từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt, miệng, mắt, mũi
  • Tạo lập thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi, trước khi ăn hoặc sau khi hắt hơi, ho
  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh không gian vui chơi tại nhà của con thường xuyên.  

Tránh xa khói thuốc lá sẽ bảo vệ sức đề kháng của trẻ

Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ bị đột tử cao. Ảnh hưởng đến phổi và răng, viêm phế quản và hen suyễn. Bên cạnh đó, khói thuốc có thể ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, để giúp con có một sức khỏe tốt. Các bậc cha mẹ cần hạn chế để con tiếp xúc với thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp.

Để giúp tăng sức đề kháng ở trẻ, giúp con trở nên mạnh khỏe cũng không quá khó. Ba mẹ chỉ cần cố gắng quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con. Xây dựng cho con những thói quen lành mạnh cũng như tránh xa những tác nhân có hại cho sức khoẻ của con. Và cần bổ sung thêm nhiều kiến thức kịp thời để giúp con khỏe mạnh.

Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy liên hệ qua hotline 1800.7062. Hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được chuyên gia của Viva Kids giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

Related posts