Lưu ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ em

Để giúp trẻ phát triển và duy trì sức khỏe tốt thì chắc hẳn việc bổ sung chất sắt là một điều cần thiết. Bổ sung chất sắt thường được thực hiện thông qua các thực phẩm chứa sắt hay thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Liệu gia đình bạn đã biết cần lưu ý gì khi sử dụng các loại thực phẩm nói trên hay chưa? Hãy cùng Royal Care đọc bài viết để tìm hiểu nhé!

1. Lợi ích của sắt đối với trẻ nhỏ

1.1. Vai trò của sắt đối với trẻ em

Sắt là thành phần không thể thiếu để giúp trẻ phát triển và duy trì sức khỏe tốt. Sắt tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, tế bào máu mang oxy đến các phần của cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch và chức năng não. 

Nếu thiếu sắt, trẻ có thể mắc các vấn đề như thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng. 

vai tro cua sat voi tre nho 1 scaled

1.2. Khi nào nên bổ sung sắt cho trẻ

Trong 3 tháng đầu mẹ không cần bổ sung sắt cho trẻ vì khi trẻ mới sinh ra, chất sẵn dự trữ trong cơ thể vẫn còn. Việc bổ sung trong 3 tháng đầu là không cần thiết. Về sau, nhu cầu cung cấp sắt của các bé sẽ thay đổi theo từng tháng tuổi và giới tính ba mẹ có thể tham khảo theo Viện dinh dưỡng quốc gia như sau:

Theo khuyến cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ba mẹ nên bổ sung dự phòng cho bé từ 4 tháng tuổi với liều 1mg/ cân nặng.

  • Trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi: nhu cầu sắt hàng ngày là khoảng 11 mg.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: nhu cầu sắt hàng ngày là khoảng 7 mg.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: nhu cầu sắt hàng ngày là khoảng 10 mg.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: nhu cầu sắt hàng ngày là khoảng 8 mg.
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

Ngoài ra, cần lưu ý rằng nhu cầu sắt của trẻ có sự thay đổi trong những trường hợp đặc biệt như: khi trẻ bị thiếu máu, chậm phát triển hoặc có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Gia đình sẽ cần có sự tư vấn cùng bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung và đáp ứng đủ cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả nhất. 

1.3. Dấu hiệu cần bổ sung sắt ở trẻ

Nhiều trường hợp, thiếu sắt không gây ra triệu chứng cụ thể cho đến khi xuất hiện thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu như: xanh xao lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt.

Ngoài ra, trẻ còn có thể có tình trạng chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch. Nếu thiếu máu nặng hơn, trẻ có thể gặp hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, sút cân, rối loạn tiêu hóa và lách to nhẹ. 

Thiếu máu do thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, và làm giảm khả năng vận động của trẻ. Trẻ em thiếu sắt cũng có thể học kém, giảm trí nhớ và dễ cáu gắt. Trường hợp thiếu sắt trầm trọng có thể gây sưng bàn tay và bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở.

Ngoài ra, thiếu sắt ở trẻ có thể gây ra “hội chứng pica”, trong đó trẻ ăn các chất kỳ quặc như bụi bẩn, đất sét, sơn… Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các biến chứng nặng khác, bao gồm cả suy giảm thể chất và nhận thức.

Lưu ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ em

2. Các loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ

Dưới đây là một số thực phẩm giàu sắt mà trẻ có thể ăn để bổ sung chất sắt cho cơ thể:

  • Thịt đỏ: bò, heo, dê, cừu, thỏ, vịt, gà.
  • Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá diêu hồng, cá chép.
  • Các loại hạt: hạt óc chó, hạt điều, hạt chia, hạt bí, hạt lựu, hạt đậu phộng.
  • Rau xanh: cải bó xôi, rau muống, rau chân vịt, rau cải ngọt, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau đắng, rau xà lách, củ cải đường.
  • Quả: táo, dứa, nho, mận, dâu tây, lê, đào, bơ, chuối, kiwi.
  • Thực phẩm giàu sắt được bổ sung: sữa, bột sắt, các loại sữa chua, bánh mì, gạo cám, mì ăn liền, cereal, trứng gà.

Tuy nhiên, để tăng khả năng hấp thu sắt, trẻ cũng nên kết hợp ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, kiwi, dâu tây, dưa hấu, bưởi, cà chua, rau muống, rau cải xoăn. Đồng thời, tránh ăn chung với các loại thực phẩm làm giảm sự hấp thu sắt như cà phê, trà, sữa, sản phẩm chứa canxi, rượu và các loại thuốc kháng acid.

3. Lưu ý sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt

3.1. Nên bổ sung sắt cho bé vào thời điểm nào trong ngày

Để bổ sung sắt cho trẻ nhỏ, gia đình nên đợi ít nhất 25-30 phút trước khi ăn sáng. Khi ngủ, hàm lượng sắt của bé thường sẽ giảm xuống mức thấp, do đó buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt cho bé sẵn sàng cho các hoạt động trong ngày. Nếu bé dễ bị đau bụng hoặc buồn nôn khi uống sắt trước ăn, cha mẹ có thể cho bé uống sau ăn hoặc trong bữa ăn, bắt đầu với liều thấp để bé có thể dần quen với việc uống sắt.

3.2. Bổ sung sắt dư thừa có nguy hại gì không?

Các trẻ sẽ có nhu cầu sắt khác nhau, do đó việc tự ý cho trẻ uống thuốc sắt trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc sắt. 

Ngộ độc sắt có thể gây ra nhiều dấu hiệu, bao gồm buồn nôn, đau bụng và trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể nôn ra máu. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước, cũng như các biến chứng khác như đau khớp, mệt mỏi, yếu đuối, suy tim. 

Ngoài ra, việc bổ sung sắt dư thừa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất khác, gây ra các tác dụng phụ như táo bón. Sắt tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây tổn thương cho gan, não và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Do đó, cha mẹ nên tìm tư vấn từ bác sĩ trước khi cho con bổ sung sắt và khi mua thực phẩm chức năng bổ sung sắt.

3.3. Lưu ý khi bổ sung sắt để bé hấp thụ tối đa

Khi bổ sung sắt cho bé, có một số lưu ý để giúp sắt hấp thụ tốt nhất:

  • Kết hợp với vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Gia đình có thể cho bé uống nước cam tươi hoặc cho thêm nước chanh vào thức uống của bé.
  • Tránh kết hợp với canxi: Canxi có thể ức chế sự hấp thu của sắt. Gia đình nên tránh cho bé uống sữa hoặc các sản phẩm chứa canxi trong vòng 2 giờ trước và sau khi cho bé uống thuốc sắt.
  • Cho bé uống thuốc sắt trước ăn: Sắt hấp thụ tốt nhất khi bụng trống. Gia đình nên cho bé uống thuốc sắt trước ăn ít nhất 30 phút hoặc sau 2 giờ sau khi bé ăn.
  • Tránh kết hợp với các chất ức chế hấp thu sắt: Một số chất như chất xúc tác gốc tự do, chất chống acid hay các thuốc kháng acid dạ dày, thuốc tả, thuốc kháng histamin cũng có thể làm giảm sự hấp thu của sắt. Mẹ và gia đình nên tìm hiểu kỹ trước khi cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ em

VivaKids Ferosis Drops – dòng sản phẩm bổ sung sắt nhỏ giọt là sự lựa chọn hoàn hảo với công nghệ Liposome giúp tăng hấp thu nhanh chóng cho cả trẻ sơ sinh và là sản phẩm với nhiều bà mẹ tin dùng. VivaKids Ferosis Drops là sản phẩm đến từ thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé hàng đầu Thụy Sĩ với nhiều ưu điểm khắc phục tình trạng táo bón, mùi tanh khó uống… 
Và hiện nay Vivakids Ferosis Drops đang được phân phối chính hãng tại Royal Care Việt Nam.

image 23

VivaKids Ferosis Drops là sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng bé và mẹ.

___________________

VIVAKIDS – BÉ KHỎE TOÀN DIỆN

Thương hiệu bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ số 1 Thụy Sĩ

Hotline: 1800 7062 – 024 6295 6688

Website: www.royalcare.net.vn

Related posts