Bạn đang thắc mắc sao chưa ngoài 30 đã đau mỏi vai gáy, đau khớp, nhức xương khớp? Lý do tại sao? Cần phòng ngừa thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lý do viêm đau xương khớp ngày càng trẻ hóa?
Giờ đây, viêm đau xương khớp không còn là bệnh riêng của người già. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, nguyên nhân chính là sự mất scân bằng trong lối sống, học tập và làm việc.
Thứ nhất là chế độ ăn mất cân bằng, thừa cân, béo phì
Cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng thừa cân béo phì gia tăng đột biến ở lứa tuổi học đường. Sự ra đời của thức ăn nhanh tiện lợi được người trẻ ưa chuộng giàu chất béo, ít chất xơ góp phần lớn dẫn đến thừa cân. Mặt khác, công việc bận rộn, thức ăn nhanh dần thay thế các bữa ăn chính trong gia đình. Trẻ em, sinh viên, dân văn phòng, các bậc cha mẹ bận rộn…cũng lựa chọn thức ăn nhanh thay thế cho các bữa ăn tự nấu.
Chính tình trạng này đã dẫn đến những hậu quả về thừa cân, mất cân đối dinh dưỡng ở độ tuổi trẻ. Thừa cân, gây tăng áp lực lên các khớp. Khớp phải chịu một tải trọng lớn mỗi khi vận động di chuyển trong khi không được cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng khớp dẫn đến tình trạng thoái hóa, đau mỏi khớp sớm hơn.
Thứ hai là từ những sai lầm khi tập luyện thể thao
Có 2 xu hướng tập thể dục của giới trẻ trong thời đại hiện đại. Một là, nói không với tập luyện. Hai là, chăm chỉ đến các phòng gym. Bạn thuộc trường hợp nào?
Với những trường hợp không tập thể dục, lười vận động đương nhiên gây hại cho hệ vận động. Lười vận động dẫn đến các khớp xương yếu đi, cơ bắp không phát triển, không bảo vệ được khớp và xương, giảm sức chống chịu của khớp với các tác động từ bên ngoài.
Tuy nhiên, xu thế tập thể hình, yoga… cũng tiềm ẩn những nguy cơ bệnh xương khớp khi tập luyện không đúng cách. Tự tập, tập sai tư thế, vận động mạnh trong thời gian dài, vận động quá sức chịu đựng của cơ thể đều dẫn đến những chấn thương khớp, xương, dây chằng, bao hoạt dịch, cơ…Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các chấn thương này sẽ tiến triển thành các bệnh xương khớp.
Thứ ba: sai tư thế trong các hoạt động, công việc hàng ngày
Bạn có phải là dân văn phòng? Một thực tế là những người làm việc trong văn phòng thường mắc các vấn đề về xương khớp. Giữ đúng tư thế thẳng lưng suốt 8 giờ làm việc thực sự là khó khăn. Ít vận động và sai tư thế khi ngồi lâu ngày gây các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là khớp cột sống, vai gáy, hông, gối…
Các đối tượng trẻ có nguy cao mắc bệnh?
Từ lý do viêm đau xương khớp ở người trẻ, dễ nhận thấy những người có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp:
– Người thừa cân, béo phì
– Người có chế độ sinh hoạt: ăn uống, thể dục mất cân bằng…
– Người làm việc văn phòng, ít vận động…
– Người lao động nặng
– Các vận động viên, người tập luyện quá sức
Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh xương khớp ở người trẻ?
Biết được nguyên nhân gây bệnh, những người trẻ tuổi hãy chủ động phòng ngừa bệnh xương khớp, tránh bệnh tiến triển thành mãn tính gây khó khăn trong di chuyển, vận động.
Hãy điều chỉnh chế độ ăn khoa học và cân bằng: tránh xa thức ăn nhanh. Ăn uống đủ bữa, cân bằng các chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của khớp như omega 3, glucosamine, chondroitin, collagen…Kiểm soát cân nặng, giảm cân khoa học là cần thiết cho khớp và sức khỏe tổng thể.
Dành thời gian tập luyện thể dục. Lưu ý với những bộ môn cần độ chính xác, hãy tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra trong luyện tập. Hay đơn giản chỉ là đi bộ cũng giúp ích lớn cho các khớp xương. Quan trọng là ở ý thức chủ động của bạn.
Chú ý điều chỉnh tư thế trong các hoạt động hàng ngày. Nếu công việc không cho phép vận động nhiều, hãy điều chỉnh tư thế ngồi chuẩn và cố gắng tranh thủ thời gian giữa giờ để di chuyển. Hiểu được tình trạng này, một số công ty đã dành thời gian 10-15 phút hàng ngày cho các bài tập tập thể để nhân viên có thể duy trì một sức khỏe tốt phục vụ công việc. Đừng ngại đề xuất tới sếp của bạn nếu thấy giải pháp này có thể áp dụng với công ty nơi bạn đang làm việc.
Những người trẻ có nguy cơ cao hoặc đã và đang mắc các bệnh về xương khớp, cùng với sự điều chỉnh chế độ sống sinh hoạt, học tập và làm việc cần kết hợp bổ sung thêm dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ, phòng ngừa bệnh xương khớp từ các chế phẩm bổ sung. Lưu ý hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm chứng về chất lượng.