Khám phá quy trình khai thác Krill Oil – dầu Nhuyễn thể quý giá từ Nam Cực

Reading time: 5:43 min

Nội dung

Bạn đã biết tại sao Krill được gọi là nguồn Omega 3 “Bền vững – Xanh – Sạch”? Hãy cùng tìm câu trả lời từ quy trình khai thác Krill Oil nhé.

Tại vùng biển xa xôi, khí hậu khắc nghiệt lạnh giá nhất thế giới – biển Nam Cực vẫn là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động vật biển. Một trong số đó là Nhuyễn thể Krill (Euphausia superba) đang được khai thác vì những tiềm năng sức khỏe to lớn.

4.1

                             Krill (Euphausia superba) – nguồn thực phẩm quý từ thiên nhiên  

Krill là sinh vật giác xác nhỏ, trong suốt, màu đỏ, sống ở tất cả các đại dương trên thế giới nhưng có số lượng nhiều nhất ở Nam Cực, ước tính lên tới 500 triệu tấn. Những năm gần đây, Krill đã và đang được khai thác để chiết xuất Krill Oil với tác dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Tính Bền vững của Krill Oil

Bởi Nam Cực không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào nên từ khi con người chú ý đến loài Nhuyễn thể như một nguyên liệu quý, trong bối cảnh lo ngại việc khai thác có thể tác động lớn đến hệ sinh thái Nam Cực,  Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển CCAMLR đã được thành lập. CCAMLR có vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo kiểm soát sản lượng khai thác nhuyễn thể nằm trong giới hạn cho phép, duy trì sự cân bằng sinh thái biển Nam Cực.

Tính bền vững của nghề khai thác nhuyễn thể phụ thuộc vào sản lượng đánh bắt so với tổng số lượng loài nhuyễn thể. Về cơ bản, cách tiếp cận của CCAMLR trong việc quản lý đánh bắt nhuyễn thể là giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thay vì cố gắng mở rộng quy mô đánh bắt. Giới hạn cho phép đánh bắt Krill được xác định bằng cách tính toán mô phỏng quần thể để xác định mức độ đánh bắt bền vững. Tổng sản lượng khai thác cho phép đối với toàn biển Nam Cực hiện khoảng 5,6 triệu tấn mỗi năm với giới hạn cho mỗi khu vực là 620,000 tấn. Sản lượng đánh bắt hàng năm thực tế là khoảng 0,3% sinh khối của loài nhuyễn thể chưa được khai thác và thường dưới 20% giới hạn. CCAMLR luôn đặt sự cân bằng sinh thái lên hàng đầu, nên việc cấp phép khai thác rất nghiêm nghặt. Bởi vậy, luôn đảm bảo tính “Bền vững” lâu dài trong khai thác Krill Oil.

Krill Oil – sản phẩm “Sạch”

Tại sao Krill Oil được gọi là sản phẩm “Sạch”?

4.2 1
                                                       Krill Oil – sản phẩm Sạch vs Dầu Cá truyền thống                                              Krill Oil được chiết xuất từ Krill – loài sinh vật nhỏ bé trong suốt có thể nhìn xuyên thấu qua cơ thể chúng. Là loài xếp vị trí cuối trong chuỗi thức ăn, Krill chỉ ăn các loài tảo, sinh vật phù du và sống tại vùng nước sạch nhất thế giới – Nam Cực. Do đó, chúng không bị nhiễm các kim loại nặng: thủy ngân, chì, asen… như các loài cá lớn ăn thịt. Bởi vậy mà chúng được gọi là sản phẩm “Sạch” hơn so với loại dầu Cá truyền thông, phù hợp cho nhiều đối tượng: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú…
Krill Oil – Sản phẩm “Xanh”
Từ “Xanh” và thân thiện với môi trường ở đây cũng bắt nguồn từ khai thác Krill Oil. Krill chỉ được cấp phép cho một số công ty có công nghệ đánh bắt và xử lý Krill tiên tiến và khoa học, đảm bảo không ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển khác và không gây ô nhiễm môi trường.

4.3 1

                                               Tàu đánh bắt và xử lý Nhuyễn thể chuyên dụng                                                           Mặt khác, mỗi tàu đánh cá đều bắt buộc phải có một nhà khoa học để quan sát và theo dõi trong quá trình đánh bắt.
Công ty lớn nhất trong khai thác Dầu nhuyễn thể là Aker BioMarine của Na Uy, được cấp phép khai thác bởi CCAMRL và hội đồng quản lý hàng hải, với hệ thống Eco-Harverting system được cấp bằng sáng chế. Hệ thống này cho phép hút Nhuyễn thể, loại bỏ các loài động vật biển khác khỏi lưới và xử lý ngay trên tàu, đảm bảo thu được Dầu nhuyễn thể chất lượng cao nhất.